Là một trong ba cây cầu cổ nhất Việt Nam, cầu Ngói cổ thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đựơc bảo tồn tốt nhất nên vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc cũng như công năng sử dụng sau gần 4 thế kỷ. Cầu Ngói cổ bắc qua sông Trung Gian, nối qua chùa Lương tức chùa Trăm Gian – Phúc Lâm Tự. Với kiến trúc thượng gia hạ kiều, cầu Ngói Nam Định mang một vẻ đẹp cổ kính trầm mặc, luôn làm vướng lòng du khách gần xa
Cầu Ngói chùa Lương được xây dựng vào năm 1951 – Hồng Thuận Tam niên, đến năm 1964 cầu chính thức được lợp ngói . Đến năm 1922, kiến trúc của thế kỷ 17 có đôi phần bị mai một do sự trùng tu thiếu kỹ thuật tuy nhiên nét duyên của cầu cổ vẫn thế và giữ nguyên kiến trúc đến tận bây giờ. Lân trùng tu năm 2010, do lớp ngói lót bên trong quá cũ mục phải thay mới, nhưng lớp ngói cổ bên ngoài vẫn giữ nguyên.
Cầu có 9 gian, bắc trên những nhịp cầu bằng đá vững trãi cùng hệ thống cột xà giầm có bố cục chặt chẻ chắc chắn. Với thế uốn cong từ biểu tượng rồng quen thuộc, những thô mộc tài hoa xứ Quần Anh đã để lại một công trình kiệt tác để đời.
Những cột xà không quá chú trọng những chi tiết khắc chạm nên có phần đơn giản, nhưng bố cục kết nối bằng những hàm mộng chắc chắn trong dáng cong của cây cầu.
Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang uốn cong theo thành cầu. Phía trong hành lang cũng được ghép ván, là nơi khách bộ hành có thể dừng chân để nghỉ ngơi ngắm cảnh sông nước làng quê
Phần sàn của lòng cầu rộng 2m gồm nhiều thanh gỗ lim ghép lại nằm trên hàng dầm uốn cong, đồng thời có nhiều thanh gỗ ngắn hơn vút tròn cạnh tạo thành nhiều gờ nổi để khách bộ hành lên xuống đỡ bị trượt chân. Các cột đá vuông của cầu có kích thước mỗi cạnh 35cm, xếp thành 6 hàng cột để gánh 6 vỉ, đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu.
Nhiều thế kỷ trôi qua, chứng kiến bao sự thăng trầm của đất nước, cây cầu như có một hồn riêng, hồn của kẻ chứng nhân lịch sử. Du khách đến Nam Định ghé tham quan cầu Ngói – chùa Lương không thể không thấy lòng vấn vương như vừa trò truyện với một tâm hồn sâu lắng.